Sáng ngày 11/3/2020, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị góp ý, phản biện 02 dự thảo luật gồm Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định Tư pháp số 13/2012/QH13.

Đại biểu tham dự buổi phản biện

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung đóng góp ý kiến vào 02 dự thảo Luật gồm Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định Tư pháp số 13/2012/QH13. Đối với dự thảo Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án đại biểu còn băn khoăn, yêu cầu làm rõ các nội dung như tự nguyện thương lượng; hòa giải viên không thuộc biên chế của Tòa án nhưng được Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh bổ nhiệm có hợp lý không; cần quy định cụ thể về độ tuổi được bổ nhiệm làm hòa giải viên; đại biểu băn khoăn và đề nghị cần làm rõ thêm tiêu chuẩn: “người có hiểu biết về phong tục, tập quán, có uy tín trong cộng đồng dân cư” do quá trình thực hiện công tác hòa giải sẽ gặp một số trường hợp phức tạp, nếu không có kiến thức pháp lý để tư vấn, giải quyết vụ việc thì sẽ gặp khó khăn trong công tác. Đối với tiêu chuẩn “có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công tác” so với một nhiệm kỳ là 03 năm đề nghị cân nhắc lại ít hơn về tiêu chuẩn thời gian kinh nghiệm,…

Đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định Tư pháp số 13/2012/QH13: Một số đại biểu yêu cầu nên bổ sung vào Điều 22 để sửa đổi, nhất là văn bản thông báo cho người yêu cầu giám định phải nêu rõ lý do không chấp nhận yêu cầu giám định, Ngoài ra, đề nghị thêm vào cơ chế “người dân có quyền tự yêu cầu giám định”,…

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lê Dũng ghi nhận, biểu dương tinh thần nghiên cứu, đóng góp của đại biểu dự hội nghị, trên cơ sở các ý kiến đóng góp, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh sẽ xem xét, tổng hợp để kiến nghị ngành chức năng xem xét.

Trúc Hằng